Sơn tĩnh điện là công nghệ giúp cửa thép đạt được độ bền một cách tối ưu nhất. Vậy công nghệ cửa thép sơn tĩnh điện là gì? Công nghệ này có vai trò gì đối với các loại cửa thép chống cháy? Hãy cùng Modern Door tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Sơn tĩnh điện là gì? Cửa thép sơn tĩnh điện là gì?
Sơn tĩnh điện là gì?
Sơn tĩnh điện là quá trình sử dụng chất dẻo để phủ lên bề mặt của các vật liệu như cánh cửa thép, gỗ, xe hơi,… Có hai loại chất dẻo phổ biến là nhựa nhiệt rắn và nhựa nhiệt dẻo. Nhựa nhiệt dẻo tạo ra lớp phủ mà không cần trải qua quá trình biến đổi cấu trúc phân tử, trong khi đó nhựa nhiệt rắn lại tạo thành một lớp màng vĩnh cửu chịu nhiệt và không bị tan chảy.

Nguyên lý sơn tĩnh điện
Công nghệ sơn tĩnh điện hoạt động dựa trên nguyên lý vật lý tĩnh điện. Cụ thể, với phương pháp này, bột sơn khi được đưa qua súng phun sơn sẽ được đun nóng và có điện tích dương (+) sau đó được phun lên bề mặt vật liệu cần sơn (trong trường hợp này là cửa thép), vật liệu này sẽ được gắn điện tích âm (-).
Khi đó, nhờ vào sức hút giữa các ion mang điện tích trái dấu, bột sơn sẽ bám vào bề mặt cần sơn. Công nghệ sơn tĩnh điện có thể được miêu tả một cách đơn giản như vậy, tuy nhiên đây là một bước tiến lớn cho công nghệ, giúp quá trình sơn vật liệu (như cửa thép) trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Ưu điểm của công nghệ sơn tĩnh điện đối với cửa thép chống cháy
Mang tính kinh tế cao
Hiệu quả bám dính của sơn lên cửa thép là 60% -70%, cho phép nhà sản xuất tận dụng tối đa lượng sơn lên đến 99%, đây là con số cao hơn so với các loại sơn thông thường. Hầu hết các loại bột sơn dư trong quá trình sơn đều được sử dụng lại.
Quy trình sơn tĩnh điện cho cửa thép rất dễ dàng vì được tự động hóa (hệ thống phun sơn bằng súng phun sơn tự động), nhà sản xuất không phải tốn nhiều chi phí nhân công. Bên cạnh đó, công nghệ sơn tĩnh điện cửa thép cũng rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm, giảm chi phí bảo quản, lưu kho.
Có tính an toàn cao
Thành phần chủ yếu của bột sơn tĩnh điện là nhựa, bột màu cùng các chất phụ gia, là một chất rắn không bay hơi trong không khí nên không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
Với các loại sơn thông thường, bạn có thể nhận thấy chúng có chứa dung môi độc hại và rất dễ bay hơi. Khi áp dụng công nghệ sơn tĩnh điện cửa thép, nhân công chỉ cần sử dụng biện pháp bảo hộ thông thường là đủ để bảo đảm sức khỏe.
Cửa thép sơn tĩnh điện thân thiện với môi trường
Các loại sơn thông thường có chứa các hóa chất độc hại, gây suy thoái tầng ozon và tạo ra chất thải nguy hại. Tuy nhiên, loại sơn bột không chứa dung môi hay hợp chất hữu cơ, không gây hại cho môi trường trong quá trình thi công. Các chất thải khi sơn xong cũng không gây nguy hại đến môi trường và có thể được xử lý trong bãi rác.
Độ bền màu sơn cao
Lớp sơn tĩnh điện sẽ dày gấp đôi so với khi sử dụng các loại sơn khác. Bên cạnh đó, công nghệ sơn tĩnh điện còn có khả năng chống mài mòn và trầy xước.
Nếu sử dụng các loại sơn thông thường, độ ẩm, ánh sáng mặt trời và nhiệt độ có thể làm hỏng lớp sơn. Trái lại, sơn tĩnh điện có khả năng chống lại các yếu tố môi trường và duy trì màu sắc bền lâu.

Quy trình sơn tĩnh điện cho cửa thép chống cháy
Quy trình sơn tĩnh điện cho cửa thép chống cháy bao gồm 5 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Xử lý bề mặt cánh cửa thép
Xử lý bề mặt cánh cửa thép đảm bảo cho quá trình sơn được thực hiện một cách hiệu quả hơn, từ đó sơn có độ bám dính tốt, sắc màu đẹp và chuẩn, cũng như tăng độ bền màu sơn của sản phẩm.
Các công nhân sẽ sử dụng nhiều phương pháp để làm sạch các tạp chất trên bề mặt cửa như vết dầu mỡ, chất bẩn và các loại tạp chất hữu cơ khác. Sau khi xử lý bề mặt, cửa thép sẽ được đưa vào lò sấy để làm khô để đảm bảo rằng bề mặt cửa sẽ không bị ẩm ướt.

Giai đoạn 2: Phun sơn
Quá trình phun sơn tĩnh điện được thực hiện trong buồng sơn với mục đích hạn chế lượng sơn bị phát tán ra không khí và thu hồi bột sơn dư để tái sử dụng. Trước khi thực hiện quy trình phun sơn, các cửa thép sẽ được treo lên băng tải và qua máy nén khí xịt để làm sạch bề mặt trước khi tiến hành phun sơn.

Giai đoạn 3: Sơn bóng
Sau khi hoàn thành việc sơn tĩnh điện lớp cửa, sản phẩm được đưa vào lò và tiếp tục được phủ thêm một lớp sơn bóng bên ngoài. Lớp sơn này không chỉ đảm bảo tính bền màu của lớp sơn tĩnh điện bên trong, mà còn thêm vào độ bóng và sự đẹp mắt cho sản phẩm.
Giai đoạn 4: Sấy khô
Tại bước này, cửa thép chống cháy được đưa vào lò sấy và được sấy ở nhiệt độ từ 180 độ C – 200 độ C trong khoảng thời gian khoảng từ 10 đến 15 phút.
Giai đoạn 5: Kiểm tra, đóng gói
Sau khi hoàn tất quá trình sấy khô, cửa thép chống cháy sẽ được kiểm tra lại bằng máy móc kỹ thuật. Quá trình này sẽ đảm bảo rằng cửa đã đạt được chất lượng và thẩm mỹ yêu cầu để có thể được đóng gói và nhập kho, chuẩn bị để mang đến công trình.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về công nghệ cửa thép sơn tĩnh điện được áp dụng trong sản xuất cửa thép chống cháy. Nếu quý khách hàng có nhu cầu làm cửa thép sơn tĩnh điện cho công trình hoặc gia đình, xin hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và phục vụ một cách tốt nhất. Chúng tôi cam kết luôn sẵn sàng đồng hành cùng quý khách hàng!